Để khởi đầu một chiến dịch marketing ở một thị trường nước ngoài, bạn cần có cho mình một cách tiếp cận thấu đáo. Điều chỉnh những yếu tố như màu sắc, hình ảnh, ngôn từ rất quan trọng trong việc giành lấy sự quan tâm của khách hàng bản địa và tránh những khủng hoảng truyền thông do khác biệt về văn hóa gây ra. Nếu doanh nghiệp thiếu sự nhạy bén về văn hóa, chiến dịch dù có được lên kế hoạch chỉn chu đến đâu thì vẫn có thể gặp thất bại. Sau đây là top 10 mẹo để tạo nên một chiến dịch marketing thân thiện với văn hóa bản địa dành cho doanh nghiệp.
1. phân tích nội dung nguồn
Trước khi bản địa hóa nội dung, bạn cần một chuyên gia văn hóa bản địa đánh giá và chỉ ra những hình ảnh, cụm từ hay ý tưởng nằm trong kế hoạch marketing ban đầu không phù hợp với khách hàng ở thị trường nước ngoài. Có thể chúng liên quan đến những hình ảnh thể thao, phép ẩn dụ, hay thành ngữ.
Mục đích của bước này, thứ nhất là để quyết định xem có nên thay đổi một vài yếu tố trong chiến dịch gốc để trở nên gần gũi hơn với tệp khách hàng mới, và thứ hai là để xác định những yếu tố cần bản địa hóa trong chiến dịch. Từ đó thương hiệu của bạn vẫn có thể giữ được sự nhất quán khi mở rộng kinh doanh toàn cầu
Bước chuẩn bị này đồng nghĩa với việc cho phép dịch giả tham gia tư vấn về những hình ảnh và phép ẩn dụ quen thuộc nhất đối với người bản địa. Lý tưởng ra mà nói, người viết nội dung gốc cũng sẽ được đào tạo về viết nội dung mang định hướng quốc tế.
2. thời gian và ngân sách hợp lý
Bản địa hóa các tài liệu marketing đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các tài liệu chuyên môn hay kinh doanh thông thường.
Bản địa hóa marketing thường có sắc thái riêng biệt hơn và chỉ được thông hiểu trọn vẹn bởi những người có nền tảng văn hóa bản địa. Trong đó, người dịch thường sẽ cần dịch thuật sáng tạo tiêu đề, khẩu hiệu và nội dung định vị thương hiệu. Không chỉ vậy, đội ngũ bản địa hóa cũng cần những chuyên gia ngôn ngữ có nền tảng hiểu biết chuyên sâu về thương hiệu, vì để doanh nghiệp vươn tầm thế giới, giữ cho hình ảnh thương hiệu thật nhất quán gần như là điều bắt buộc.
3. xác định đối tượng khán giả
Trước khi bạn gửi văn bản cần dịch đến chuyên gia ngôn ngữ, bạn hãy xác định phạm vi của dự án là toàn cầu hay chỉ trong một khu vực cụ thể. Cộng với yếu tố ngân sách, bạn sẽ có thể biết văn bản nên được dịch sang những ngôn ngữ nào. Nếu đối tượng của bạn là khách hàng toàn cầu, thì bạn sẽ cần dịch sang tiếng Tây Ban Nha toàn cầu. Nếu bạn chỉ nhắm đến khu vực Mỹ La-tinh, bạn có thể sẽ muốn có những bản dịch tiếng Tây Ban Nha khác nhau tùy theo vùng miền (Ví dụ: tiếng Tây Ban Nha vùng Peru, tiếng Tây Ban Nha vùng Colombia…)
4. xác định phong cách và tông giọng của doanh nghiệp
Ngôn ngữ truyền thông của bạn theo văn phong trang trọng hay thoải mái? Bạn có phân ra loại đối tượng cụ thể tiếp nhận mỗi loại thông điệp truyền thông khác nhau không? Nội dung được dịch có nên phản ánh trung thực văn phong của bản gốc hay nên được bản địa hóa? Hãy tính toán cẩn thận kịp thời để có thể giữ sự nhất quán cho thương hiệu.
5. chia sẻ kiến thức
Để tạo ra những bản dịch liên tục đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp, người dịch cần được cung cấp một nền tảng giúp họ hiểu rõ mục đích và mục tiêu của nội dung, đối tượng khán giả nhắm đến cũng như bản sắc thương hiệu. Một bảng chú giải đầy đủ và bản định hướng phong cách cho người dịch là điều cần thiết.
6. hiệu đính bản dịch
Hãy lập ra đội hiệu đính từ sớm – tốt hơn hết thì nên bao gồm một hiệu đính viên cho mỗi ngôn ngữ. Người này sẽ thực hiện hiệu đính ngay từ những công đoạn dịch thuật đầu để chắc chắn rằng người dịch đã và đang đi đúng theo định hướng . Trong giai đoạn này, người hiệu đính cần xem xét và phát hiện kịp thời lỗi về tông giọng và văn phong, nếu không, việc sửa lại toàn bộ bản dịch sẽ rất tốn thời gian và công sức.
7. thu thập càng nhiều feedback càng tốt
Ngôn ngữ mang tính chất chủ quan. Đối với ngôn ngữ trong marketing hay những văn bản mang phong cách riêng, phản ứng của người đọc khá rõ nét. Khi bạn lên lịch trình công việc, hãy để một khoảng thời gian cho bước tinh chỉnh cuối cùng, sau khi đã phân tích, tổng hợp, và sửa theo nhận xét về bản dịch (nếu bạn có nhiều hơn một người hiệu đính).
8. sử dụng những ký hiệu phổ quát
Tiêu chuẩn về các ký hiệu tiêu chuẩn để truyền đạt những ý nghĩa quan trọng đã được nhiều nước (đặc biệt là các nước Châu Âu) đưa ra và được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thông qua. Ví dụ, ký hiệu cho “tái chế”, “thời hạn sử dụng” và “ủi” được sử dụng khắp Liên minh Châu Âu, giúp tiết kiệm rất nhiều diện tích và tuân thủ các quy định của địa phương.
9. chấp nhận rằng logo có thể bị hiểu nhầm
Slogan hay Tagline là những thứ cực kì ngốn thời gian và chất xám để được bản địa hóa. Và chúng có thể cần phải khác đi tùy mức độ ở bản dịch so với bản gốc. Rất khó để cho ra một slogan hiệu quả với mọi thị trường. Vì thế mà rất hiếm thấy một thương hiệu nào có cùng một slogan ở nhiều nước khác nhau. McDonald đã không tạo ra slogan toàn cầu nào cho đến năm 2003 – “I’m lovin’ it”, và nó đã được giữ nguyên bằng tiếng Anh ở hầu hết các nước.
10. Để ý yêu cầu về khoảng cách chữ cái
Hãy nhận biết sự khác nhau về yêu cầu về mặt không gian giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, nếu tiếng Anh là ngôn ngữ nguồn, hầu hết những ngôn ngữ còn lại sẽ cần nhiều không gian. Vì vậy, bao bì và các tờ hướng dẫn với khoảng cách hẹp có thể cần được sửa đổi sau khi quá trình bản địa hóa hoàn tất. Bạn sẽ cần thêm thời gian cho việc này, hoặc tốt hơn thì hãy xem xét bản địa hóa trong quá trình thiết kế ban đầu và giữ khoảng trống thích hợp cho các ngôn ngữ đích.
Bản địa hóa tài liệu marketing sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện với những người cộng sự phù hợp
Chiến dịch marketing của bạn chắc chắn sẽ tạo tiếng vang và giúp doanh nghiệp phát triển ở thị trường bản địa khi có một đội ngũ có nhận thức thương hiệu rõ ràng cũng như thấu hiểu văn hóa. TRANSCREATIO, với một đội ngũ dịch giả thấu hiểu về văn hóa và ngôn ngữ, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ bản địa hóa toàn diện nhất cho khách hàng, đồng hành cùng khách hàng trên con đường chinh phục thị trường quốc tế.
————————————
Cập nhật những thông tin mới nhất của TRANSCREATIO tại: Facebook | LinkedIn
Thêm nhiều bài viết khác từ TRANSCREATIO:
MUỐN BẢN ĐỊA HÓA WEBSITE TẠI KHU VỰC CHÂU Á, CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?
BẢN ĐỊA HÓA SEO – CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ TĂNG TIẾP CẬN VÀ CẢI THIỆN TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG THÀNH CÔNG CÙNG BẢN ĐỊA HÓA
BẢN ĐỊA HÓA CẢI THIỆN HIỆU SUẤT TÌM KIẾM
5 MẸO GIÚP BẠN CHỌN TÊN THƯƠNG HIỆU PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
6 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU TRONG BẢN ĐỊA HÓA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẢN ĐỊA HÓA TOÀN CẦU – HƯỚNG ĐI CHO CÁC THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ
ỨNG DỤNG BẢN ĐỊA HÓA, CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐƯỢC LỢI GÌ?