Sẽ mất nhiều thời gian và công sức để nghĩ ra một tên thương hiệu lý tưởng. Các marketers thường phải dành tới hằng tháng trời để phân tích dữ liệu, tiến hành phỏng vấn và nghiên cứu để tìm ra được cái tên hoàn hảo làm họ nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh, cho dù họ đang đưa ra một sản phẩm mới, hay tái định vị thương hiệu hay chăng nữa.

Tuy nhiên, cho dù nghiên cứu kỹ như thế nào, nếu cái tên đấy lại nghiêng về thị trường của chính bạn hơn, thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi mở rộng kinh doanh toàn cầu đấy. Vậy các marketers có thể làm gì để định vị một thương hiệu thành công trên trường quốc tế nhỉ? Cùng TRANSCREATIO khám phá nhé!

5 MẸO GIÚP BẠN CHỌN TÊN THƯƠNG HIỆU PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
5 MẸO GIÚP BẠN CHỌN TÊN THƯƠNG HIỆU PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1. TÍNH ĐẾN THỜI HẠN SỬ DỤNG TRÊN TOÀN CẦU CỦA TÊN THƯƠNG HIỆU

Bạn muốn tên thương hiệu được sử dụng trên toàn thế giới càng lâu, bạn càng cần phải chú ý khi chọn một cái tên có các yếu tố quốc tế. Khách hàng quốc tế có góp phần nhiều vào doanh thu của bạn không? Bạn có nghĩ rằng tỷ trọng đó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai? Nếu đúng như vậy, bạn nên cân nhắc kỹ về các thị trường khác nhau trước khi đưa ra quyết định.

2. THU THẬP PHẢN HỒI TỪ KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI

Bạn nên bắt đầu bằng cách lập danh sách các tên tiềm năng cho thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Hãy suy nghĩ về thị trường và ngôn ngữ của bạn trước, nhưng nếu có thể, hãy cố gắng nhờ sự tư vấn của những người có chuyên môn ở thị trường nước ngoài ngay từ đầu. Lời khuyên của họ có thể chỉ cho bạn các giải pháp khả thi hơn khi tiến hành mở rộng kinh doanh.

3. NHẬN THỨC KỸ CÀNG VỀ SEO

Một khi đã có một vài lựa chọn cho tên thương hiệu, hãy bắt đầu đánh giá kết quả của SEO ở từng quốc gia và ngôn ngữ mà bạn đang hướng tới. Hãy cố đưa ra một tên thương hiệu đủ khác biệt để mang doanh nghiệp của bạn lên top tìm kiếm cho từ khóa ấy.

Bởi SEO thay đổi theo khu vực, nên hãy đảm bảo rằng bạn đã thử chạy khả năng tìm kiếm của từ khóa này ở các thị trường mục tiêu.

4. TÌM KIẾM LỜI KHUYÊN VỀ MẶT PHÁP LÝ

Sau khi thu thập phản hồi của khách hàng và thực hiện nghiên cứu, một vài cái tên tiềm năng có lẽ đã được lưu ý kỹ càng rồi nhỉ? Tiếp đến, hãy hỏi đội ngũ chịu trách nhiệm pháp lý để được tư vấn về nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ sau khi bạn chắc chắn về giá trị toàn cầu và khả năng tiếp thị qua internet với những cái tên này.

5. QUAY TRỞ LẠI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA BẠN

Suy cho cùng thì việc tìm ra được cái tên phù hợp trên phạm vi toàn cầu là một vòng tròn lặp đi làm lại. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đã tìm được một cái tên cực kỳ phù hợp, cho đến lúc nhận ra nó mang nghĩa tiêu cực ở một trong những thị trường chủ chốt. Sau đấy, bạn nghĩ tới một cái tên khác, rồi lại phát hiện ra mình chưa thể bảo mật các trang trực tuyến và các tài khoản mạng xã hội được. Thế là bạn sẽ phải bắt đầu từ đầu, và lại lập ra một danh sách cái tên nữa. Nhưng đừng lo, việc này rất đáng để làm đấy.

Mặc dù rõ ràng bạn muốn chọn được cái tên hợp với cả thị trường của bạn và thị trường mục tiêu ngay lập tức, nhưng hãy nhớ rằng quyết định sai lầm sẽ dễ khiến bạn chịu ảnh hưởng về lâu dài với khả năng mở rộng kinh doanh đấy. Bất cứ điều gì được lên kế hoạch cho mục tiêu phát triển thị trường, cho dù chỉ là một cách tiếp cận, sản phẩm hay tên thương hiệu, đều cần phải cân nhắc kỹ hơn một chút.

1524682758238 1

————————————

Cập nhật những thông tin mới nhất của TRANSCREATIO tại: Facebook | LinkedIn

Thêm nhiều bài viết khác từ TRANSCREATIO:

6 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU TRONG BẢN ĐỊA HÓA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BẢN ĐỊA HÓA TOÀN CẦU – HƯỚNG ĐI CHO CÁC THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

ỨNG DỤNG BẢN ĐỊA HÓA, CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐƯỢC LỢI GÌ?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0