apac là gì?

APAC (viết tắt của Asian-Pacific) là khu vực trên trái đất bao gồm Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Trong số những quốc gia này, có tới hơn 3000 ngôn ngữ. Riêng Ấn Độ có 22 ngôn ngữ chính thức.

image 1
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC)

Tại sao phải bản địa hóa tại thị trường APAC?

Cơ hội thị trường mới trong khu vực này là vô cùng lớn và tiếp tục phát triển hàng năm – và với tầng lớp trung lưu ngày càng có nhu cầu thử các sản phẩm/dịch vụ mới. Các thị trường mới nổi quan trọng trong khu vực này bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines, cùng với những thị trường lâu đời hơn như Australia, Hong Kong, Singapore và Trung Quốc, Nhật Bản.

Trong ba thập kỷ qua, khu vực APAC đã phát triển đáng kể dựa trên các nguyên tắc vững chắc, bao gồm việc mở rộng thị trường tiêu dùng và thu hút đầu tư nước ngoài vào các công ty sản xuất. Những yếu tố này giúp khu vực này tăng gấp ba tỷ trọng trong GDP thế giới lên gần 40% kể từ năm 1960, với thu nhập bình quân đầu người cũng tăng mạnh, dẫn đến việc hình thành một tầng lớp trung lưu mới và một lượng lớn người tiêu dùng trong nước.

Tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo đói đã giảm dần và cùng với những cải thiện đáng kể về y tế và giáo dục, tuổi thọ trung bình và trình độ học vấn đã tăng lên. Công nghệ và toàn cầu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nhanh chóng này, dẫn đến việc Châu Á Thái Bình Dương hiện chiếm hơn 1/3 giao thương toàn cầu.

y3x8kcZhIi1 hywMu8TUe29 WPeMoUgt5nzsOB FShY9Z8BGgV8MrdzQhRtMUV77bffIB co6m6itTRj94 ZPfmY0A8IDoy1Rzv6jie6WoISd23CiIlBvJdRWKyU M Dg8Ge8 QSEl0gVmntw

Khu vực rộng lớn này là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu muốn mở rộng ra toàn cầu. Với sự đa dạng  văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và xu hướng xã hội như vậy, việc gia nhập khu vực Châu Á Thái Bình Dương tuy là một thách thức lớn nhưng nếu thành công sẽ giúp doanh nghiệp đặt chân vào một thị trường khổng lồ, hứa hẹn rất nhiều cơ hội kinh doanh.

Một cơ hội phát triển đáng để nắm bắt – Thị trường Việt Nam

Sự phát triển nhanh chóng của khu vực APAC khiến khu vực này trở thành một triển vọng hấp dẫn đối với các công ty đang tìm kiếm sự mở rộng toàn cầu. Một trong những thị trường nổi bật của APAC là Việt Nam. 

Dưới đây là 10 lý do tại sao các công ty nên chọn Việt Nam khi tìm kiếm sự mở rộng toàn cầu.

Kinh tế: GDP tăng trưởng ổn định đang đánh dấu Việt Nam là một thị trường mới nổi và nền kinh tế mở, chào đón đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP quý I.2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước và mức tăng này cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của quý I.2021 (4,72%), hứa hẹn khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. 

image 2
Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam (Nguồn: Tổng cục thống kê)
image 3
Tỷ lệ tăng trưởng GDP dự kiến năm 2022 của Việt Nam và ASEAN (Nguồn: ADB)

Thương mại quốc tế: Phát triển các hiệp định thương mại với các quốc gia Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ.

Đầu tư nước ngoài: Luật Doanh nghiệp và Đầu tư ưu đãi dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài với việc bổ sung các ưu đãi về thuế. Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Nguồn nhân lực: Hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khoảng 68,7% (quý 1/2021), đây là một lợi thế về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021). Chất lượng nguồn nhân lực đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

7OG3LUS1LczKBSscVIar3EVZScAyIwE ZwSeQGU6oUYLufYas3mekph2DvmGJcuoZVeJ1F0OLJCXw ttAc5y4On wBjJu3DQ1PFYiDIOiA47Lv9pfiiDfDLogb5udGc7uuYuX19RQSvgXAoB1A

Mở rộng: Một cửa ngõ cho các công ty quốc tế nhắm đến việc mở rộng hơn nữa sang các quốc gia Đông Nam Á.

Thực tiễn kinh doanh: World Bank đánh giá Việt Nam đang dần cải thiện môi trường kinh doanh dễ dàng hơn.

Tiền lương: Việt Nam có chi phí lao động thấp. Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý đứng thứ tư sau Campuchia, Myanmar và Philippines với tổng chi phí nhân công trung bình là 108.196 USD mỗi tháng.

Những thông tin trên đủ để ta nhận thấy tiềm năng của thị trường châu Á – Thái Bình Dương nói chung, và thị trường Việt Nam nói riêng rồi, phải không mọi người? Nếu các doanh nghiệp có nghĩ tới phương án mở rộng tới các thị trường màu mỡ này, việc cân nhắc yếu tố ngôn ngữ và văn hóa là vô cùng quan trọng. Và trong quá trình ấy, chắc hẳn bản địa hóa sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiều đấy.

————————————

Cập nhật những thông tin mới nhất của TRANSCREATIO tại: Facebook | LinkedIn

Thêm nhiều bài viết khác từ TRANSCREATIO:

BẢN ĐỊA HÓA CẢI THIỆN HIỆU SUẤT TÌM KIẾM

5 MẸO GIÚP BẠN CHỌN TÊN THƯƠNG HIỆU PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

6 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU TRONG BẢN ĐỊA HÓA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BẢN ĐỊA HÓA TOÀN CẦU – HƯỚNG ĐI CHO CÁC THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

ỨNG DỤNG BẢN ĐỊA HÓA, CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐƯỢC LỢI GÌ?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0